Trong hệ thống hạ tầng vận chuyển của mọi quốc gia trên thế giới, vận tải đường bộ luôn giữ một vai trò chủ chốt trong việc luân chuyển số lượng lớn hàng hóa và là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.
Với hàng triệu chiếc xe lưu thông trên mạng lưới giao thông mỗi ngày, đưa hàng hóa đi đến đúng điểm giao hàng, lộ trình, lịch trình thực sự là một thách thức cho doanh nghiệp vận tải nhưng đồng thời cũng là cơ hội để tạo dựng vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực. Qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng và tính phức tạp của công việc quản lý phương tiện vận tải đường bộ.
Ngày nay, đi cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì việc có một chiến lược quản lý đổi mới là điều tất yếu đối với doanh nghiệp. Hãy cùng PMVT nhìn nhận chi tiết hơn về những thách thức, cơ hội trong quản lý phương tiện vận tải đường bộ ngày nay và tìm ra những chiến lược phù hợp để cùng nhau vượt qua chúng và phát triển.
Tổng quan về nghiệp vụ quản lý phương tiện vận tải đường bộ
Quản lý phương tiện vận tải đường bộ là tập hợp các nghiệp vụ kiểm soát, điều hành và giám sát hoạt động của các phương tiện vận tải đường bộ, bao gồm:
- Quản lý đăng ký và kiểm định để đảm bảo phương tiện di chuyển luôn đáp ứng đủ các điều kiện an toàn kỹ thuật.
- Quản lý tài xế như cung cấp phương tiện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra sức khỏe,….
- Quản lý vận tải hàng hóa và hành khách
- Theo dõi hành trình phương tiện từ vị trí, lộ trình, tốc độ đến trạng thái hoạt động của phương tiện.
- Xử lý các thủ tục, giấy tờ liên quan đến phương tiện.
Có thể thấy không chỉ đơn thuần là điều phối, đề doanh nghiệp vận tải quản lý phương tiện vận tải đường bộ hiệu quả, đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ và phối hợp giữa nhiều khâu.
Cơ hội và thách thức trong việc quản lý phương tiện vận tải đường bộ hiện nay
Thách thức
Thách thức là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Đặc biệt là với thị trường có mức độ cạnh tranh cao đang trải qua nhiều biến động như vận tải thì những thách thức này càng đa dạng và phức tạp hơn. Sau đây là một số rào cản lớn nhất trong quy trình quản lý vận tải hàng hóa đường bộ mà hầu hết doanh nghiệp vận tải cần đối mặt:
Giá nhiên liệu tăng cao
Sự tăng giá không ngừng của nhiên liệu chính là một thách thức lớn nhất. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, giá xăng RON 95 ngày 14/11/2023 đã tăng hơn 30% so với thời điểm đầu năm 2023. Sự biến động không lường trước của giá nhiên liệu cũng khiến kế hoạch tài chính và dự toán của các doanh nghiệp trở nên khó khăn. Áp lực này khiến một số doanh nghiệp vận tải chọn cách tăng giá cước vận chuyển (trung bình tăng từ 10% đến 20%). Điều này phần nào gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sự hài lòng của khách hàng.
Nhu cầu vận tải ngày càng tăng
Nền kinh tế thị trường phát triển, hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa tăng cao dẫn đến việc nhu cầu vận chuyển cũng gia tăng đáng kể. Theo dự báo của Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu vận tải hàng hóa đường bộ trong giai đoạn 2021-2025 sẽ tăng trưởng bình quân 7-8%/năm. Lưu lượng lớn, tương đương áp lực lớn đối với các doanh nghiệp quản lý phương tiện vận tải để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả và linh hoạt.
Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu
Trong khi nhu cầu vận tải ngày càng tăng, hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam lại chưa phát triển đồng đều để có thể đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu này. Biểu hiện là tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông do cơ sở vật chất hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện không chỉ kéo dài thời gian di chuyển mà còn làm tăng chi phí vận chuyển và rủi ro tai nạn.
Hiện nay, tỷ lệ đường cao tốc/tổng chiều dài đường bộ Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 2% (con số này thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực). Và theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhận định, trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam sẽ cần đầu tư khoảng 110 tỷ USD cho hạ tầng giao thông để dần hoàn thiện và đáp ứng đủ nhiều cầu di chuyển đi lại, thông thương hàng hóa và phát triển du lịch.
Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao
Ngành vận tải đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1 triệu lao động cho ngành vận tải, nhưng số lượng lao động được đào tạo bài bản chỉ đáp ứng được khoảng 30%.
Đa phần người lao động còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và ngoại ngữ. Tỷ lệ lao động có trình độ cao còn thấp, tập trung chủ yếu ở các vị trí quản lý. Điều này khiến các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và thu hút nhân tài.
Cạnh tranh gay gắt trong ngành vận tải
Cạnh tranh vốn là đặc tính bất di bất dịch của thị trường kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường mở và tính toàn cầu hóa. Ngành vận tải có nhiều doanh nghiệp tham gia, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải hành khách. Doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt về giá cước, chất lượng dịch vụ và thị trường.
Các doanh nghiệp vận tải buộc phải liên tục trau dồi, có những chiến lược đổi mới, đưa ra những dịch vụ chất lượng, mức giá cạnh tranh để duy trì thị phần trên thị trường.
Cơ hội
Song song với thách thức vẫn có những cơ hội dành cho doanh nghiệp vận tải:
Sử dụng công nghệ tiên tiến
Sự tiến bộ trong công nghệ, đã mở ra cơ hội để tối ưu hóa quản lý phương tiện vận tải đường bộ. Phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực vận tải có thể nói đến IoT (Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI), và các hệ thống định vị GPS, công nghệ blockchain, data based,…. Các công nghệ này chủ yếu tập trung hỗ trợ việc giám sát và điều khiển phương tiện từ xa, cải thiện hiệu quả lập kế hoạch, lên lịch trình vận chuyển và tối ưu hóa tuyến đường.
Tăng cường hợp tác vận tải quốc tế
Việt Nam đang chủ động trong việc tăng cường hợp tác vận tải quốc tế thông qua việc tham gia vào các thỏa thuận thương mại và hợp tác đa phương. Bằng cách này, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường và tăng cường cạnh tranh trong ngành vận tải đường bộ.
Một trong những điểm nhấn quan trọng là việc ký kết các hiệp định thương mại với các đối tác quốc tế, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA), và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Những thỏa thuận này không chỉ giúp Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa xuất khẩu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải quốc tế.
Việt Nam cũng đang chú trọng vào việc thúc đẩy hợp tác đa phương trong lĩnh vực vận tải, như thông qua các tổ chức quốc tế như Hiệp hội Vận tải Đường bộ Quốc tế (IRU), Liên Hợp Quốc (UN), và ASEAN. Bằng cách này, Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn lực, kinh nghiệm và công nghệ mới từ các quốc gia khác, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành vận tải đường bộ.
Sự tăng cường hợp tác trong ngành
Các doanh nghiệp vận tải cần chủ động hợp tác với nhau để tận dụng các nguồn lực và kinh nghiệm chung, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Việc thành lập các liên minh hoặc hiệp hội ngành vận tải đường bộ có thể giúp các doanh nghiệp chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời tạo ra sức mạnh đàm phán khi tương tác với các cơ quan quản lý và đối tác thương mại. Bằng cách này, ngành vận tải đường bộ có thể đàm phán các chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.
Hơn nữa, sự tăng cường hợp tác còn giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu suất trong hoạt động vận tải. Các doanh nghiệp có thể chia sẻ cơ sở hạ tầng, xe cộ và nguồn nhân lực để tận dụng tối đa khả năng của mình và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Chiến lược đáp ứng đòi hỏi thị trường vận tải đường bộ tại Việt Nam
Dưới đây là một số chiến lược mà các doanh nghiệp vận tải có thể áp dụng để tăng cường sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường:
Đầu tư vào công nghệ hiện đại
Chiến lược Đầu tư vào Công Nghệ Hiện Đại là một phương án quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam.Bời thông qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí hoạt động và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất là sử dụng Hệ Thống GPS và Phần Mềm Quản Lý Vận Tải. Hai giải pháp này cung cấp cho doanh nghiệp công cụ để theo dõi và quản lý các phương tiện vận tải của mình một cách toàn diện.
Ngoài ra, Công Nghệ IoT (Internet of Things) cũng đóng vai trò quan trọng khi hỗ trợ kết nối các thiết bị và cảm biến trên các phương tiện vận tải, cung cấp thông tin thời gian thực về vị trí, tình trạng và hiệu suất của xe. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe, dự báo và ngăn chặn các sự cố trục trặc trước khi xảy ra.
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Tập trung vào việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng sẽ là một chiến lược lâu dài và mang tính cốt lõi Tạo ra các gói dịch vụ linh hoạt và tiện ích để thu hút và giữ chân khách hàng.
Sử dụng công nghệ để theo dõi và quản lý đơn hàng, tối ưu hóa lộ trình vận chuyển và giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng. Các doanh nghiệp hàng đầu thường sử dụng các hệ thống quản lý vận chuyển hiện đại để tự động hóa các quy trình, từ việc nhận đơn hàng đến việc theo dõi vận chuyển và giao nhận. Cải thiện các tiêu chuẩn về xe cộ, hệ thống theo dõi phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ sẽ giúp tăng cường an toàn và hiệu quả trong vận chuyển.
Phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên vận tải có kỹ năng, kiến thức và tinh thần trách nhiệm cao. Xây dựng một môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên phát triển bản thân.
Đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển năng lực cho nhân viên, bao gồm việc cung cấp các khóa học về quản lý vận tải, kỹ năng lái xe an toàn, quy trình vận hành, và kiến thức về pháp luật giao thông,… để cập cho nhật nhân viên về những xu hướng mới và kỹ thuật tiên tiến trong ngành.
Tạo một môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự sáng tạo và đóng góp của nhân viên. Công ty cần tạo điều kiện cho nhân viên cảm thấy được động viên, đánh giá và công nhận về những đóng góp của họ.
Thêm vào đó, việc thiết lập chính sách thưởng phạt công bằng và minh bạch là rất quan trọng. Thiết lập các tiêu chí rõ ràng và công bằng để đánh giá hiệu suất và thưởng phạt dựa trên kết quả làm việc. Ví dụ, một công ty có thể thiết lập các tiêu chí đo lường hiệu suất như số lượng đơn hàng hoàn thành, chất lượng dịch vụ, và đánh giá an toàn lao động để dễ dàng đánh giá và thưởng phạt nhân viên.
Cuối cùng, tạo cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp là một yếu tố không thể thiếu. Công ty cần xây dựng một hệ thống lộ trình sự nghiệp rõ ràng và cung cấp các cơ hội đào tạo và phát triển để nhân viên có thể phát triển kỹ năng và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Mở rộng mạng lưới hoạt động
Xây dựng mối quan hệ đối tác vững chắc, tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động là yếu tố then chốt để đáp ứng nhu cầu vận tải của khách hàng trên diện rộng hơn. Bằng cách tạo ra mối quan hệ đối tác với các đối tác cung cấp, khách hàng và đối tác vận chuyển, các doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực, kỹ năng và kinh nghiệm từ các đối tác để tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Cuối cùng, tăng cường quan hệ đối tác quốc tế là một phần quan trọng của chiến lược này. Hợp tác với các đối tác quốc tế giúp các doanh nghiệp vận tải đường bộ tại Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Ví dụ, thiết lập các liên kết đối tác với các công ty vận tải quốc tế giúp mở rộng mạng lưới hoạt động và tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển và tăng trưởng.
Hợp tác với các doanh nghiệp khác
Các doanh nghiệp có thể hợp tác trong việc chia sẻ tài nguyên và kỹ thuật để giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa quá trình vận hành và quản lý. Ví dụ Công ty A và công ty B đã hợp tác để chia sẻ kho lưu trữ hàng hóa và hệ thống quản lý kho. Kết quả là cả hai doanh nghiệp đều tiết kiệm được chi phí vận hành và tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một cách nữa là hợp tác thực hiện để phát triển các dịch vụ hoặc sản phẩm chung mà cả hai bên đều có lợi ích. Ví dụ, một công ty vận tải có thể hợp tác với một công ty công nghệ để phát triển một ứng dụng di động đặt hàng và theo dõi hàng hóa, cả hai công ty đều nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng và tăng cường được uy tín trên thị trường.
Cuối cùng, hợp tác có thể được sử dụng để tạo ra các liên kết chiến lược, giúp tăng cường sức mạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp có thể hợp tác để mở rộng hoạt động sang các khu vực mới hoặc mục tiêu thị trường quốc tế.
Trong tình hình thị trường vận tải đường bộ ngày càng cạnh tranh, việc hợp tác với các doanh nghiệp khác không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động mà còn tạo ra những cơ hội phát triển mới và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp.
Những chiến lược quản lý phương tiện vận tải đường bộ không chỉ giúp các doanh nghiệp vận tải đáp ứng đòi hỏi của thị trường mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trong một môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và biến động.
>>>Tìm hiểu thêm: Top 13+ Phần Mềm Quản Lý Vận Tải Hiệu Quả 2024
Công ty TNHH Giải pháp và Công nghệ TNK
Địa chỉ: 137 Lũy Bán Bích P.Tân Thới Hòa Q.Tân Phú TPHCM
Hotline: 028 3961 6069 – 0978 700 220
Email: hotro@tnk.com.vn
Website: tnk.com.vn
Đầu tư vào công nghệ hiện đại và tối ưu hóa quy trình vận hành.
Tập trung vào cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đổi mới liên tục.
Hợp tác giúp giảm chi phí, mở rộng thị trường và tạo cơ hội mới cho phát triển.
Làm việc trong đơn vị chuyên cung cấp phần mềm hỗ trợ cho lĩnh vực vận tải TNK. Với sự hiểu biết sâu sắc về ngành và sự thành thạo về công nghệ, chúng tôi cam kết mang đến những thông tin và giải pháp đáng tin cậy, giúp độc giả tự tin và an tâm trong quá trình tìm hiểu và áp dụng công nghệ vào lĩnh vực vận tải.