Trong thời kì phát triển nhanh chóng của kinh tế và xã hội, xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một trong những vấn đề trọng yếu giúp cải thiện tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông, và thúc đẩy vận tải Việt Nam ngày càng tiến bộ. Nhiệm vụ của Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải góp phần rất lớn trong giai đoạn này. Thông qua Quyết định về quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam, bài viết sau đây sẽ phân tích chi tiết về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của cơ quan này.
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng tham mưu, hỗ trợ Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước, tổ chức cho các đối tượng tham gia giao thông chấp hành pháp luật và góp phần để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam.
Cục Quản lý Đường bộ Việt Nam có 07 phòng, 01 chi cục, 04 khu, 01 trường cao đẳng và 01 trung tâm. Tóm tắt các phòng ban chính như là:
- Phòng Tổ chức Hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác phối hợp, quản lý nhân sự, kinh tế-xã hội, truyền phát tài liệu thông tin cho phòng ban còn lại, và các công việc hỗ trợ khác.
- Phòng Pháp chế – thanh tra: Đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu và soạn thảo giấy tờ pháp lý cho cơ quan các cấp, như trình lên Bộ Giao thông vận tải về các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng Việt Nam.
- Phòng Quản lý vận tải: Chịu trách nhiệm về quản lý và điều hành giao thông trên đường bộ. Bao gồm người điều khiển và phương tiện tham gia giao thông, xây dựng, bảo dưỡng và sửa chữa đường, nhằm mục đích giảm ùn tắc giao thông và nâng cao an toàn khi di chuyển.
- Các phòng chức năng khác: Có thể bao gồm: phòng Kế hoạch – đầu tư, phòng Tài chính, phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế, phòng Thanh tra, các khu quản lý đường bộ theo cấp và các phòng khác tùy theo nhu cầu và yêu cầu công việc cụ thể của Cục.
Các phòng ban này liên kết hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau, để đảm bảo hoạt động của Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải Việt Nam được thực hiện một cách hiệu quả và đúng với quy định pháp luật vận tải. Tuy nhiên, cụ thể về cơ cấu tổ chức có thể thay đổi theo từng giai đoạn và quyết định của cơ quan chính phủ.
Vai trò của Cục Quản lý Đường bộ Việt Nam
Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải với nhiệm vụ trọng yếu là quản lý, điều hành, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng đường bộ và các phương tiện giao thông liên quan. Ngoài ra, cơ quan còn có vai trò cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, đề xuất chính sách, quy định và tham gia vào quá trình đàm phán quốc tế về vận tải.
Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Qua việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, Cục Đường bộ đã thúc đẩy phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thương hàng hóa, và tăng cường kết nối giữa các khu vực trong cả nước. Đồng thời, khi thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn, Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải cũng giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, dễ dàng di chuyển các tuyến đường trên cả nước.
Phối hợp với cơ quan có liên quan – Bộ Giao thông vận tải và chính quyền địa phương để xây dựng dự án đầu tư và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn đường bộ; quản lý tài sản kết cấu hạ tầng; tổ chức giao nhiệm vụ, đấu thầu theo quy định pháp luật Việt Nam;
Ngoài ra, Cục Quản lý Đường bộ còn đảm nhiệm phụ trách và phối hợp với Cục Đường cao tốc Việt Nam về tổ chức quản lý, bảo trì; hướng dẫn các cấp khai thác các tuyến đường bộ cao tốc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
An toàn giao thông đường bộ
Cục Quản lý Đường bộ trình Bộ trưởng đề án, các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Sau khi được phê duyệt, cơ quan này có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn như việc kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước, xử lý hậu quả tai nạn giao thông, và bảo trì thường xuyên các đoạn đường của các loại xe tải trọng nặng hay di chuyển.
Ngoài ra, Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải còn thực hiện công tác phòng chống khủng bố, phòng chống dịch bệnh trong vận tải, phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai, và hỗ trợ cứu nạn khi xảy ra tình huống nguy cấp như khi xảy ra các trường hợp cháy trên quốc lộ khi xe đang di chuyển.
Tác động tích cực môi trường của giao thông đường bộ
Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm trình lên cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt các văn bản pháp lý về: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường để đảm bảo vai trò an toàn, tác động tích cực đến hệ sinh thái tự nhiên của con người.
Cụ thể, cơ quan phải thực hiện chiến lược các mô hình quy hoạch theo nhà nước quy định như là: chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật; các dự án bảo vệ môi trường, bảo trì sửa chữa các cơ sở hạ tầng đang bị hư hỏng do tai nạn, hoặc hao mòn theo thời gian.
Nhiệm vụ trọng yếu của Cục Quản lý Đường bộ Việt Nam
Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải là một trong những cơ quan chủ chốt góp phần đưa cơ sở hạ tầng vận tải Việt Nam phát triển. Do vậy, những nhiệm vụ trọng yếu để khắc phục các thách thức về đường bộ hiện nay, được cơ quan cải thiện hiệu quả.
Tiêu biểu như: quản lý hạ tầng đường bộ, thúc đẩy việc ứng dụng các thiết bị hiện đại mới vào lĩnh vực giao thông, giám sát phương tiện và hạn chế xảy ra tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, Cục Đường bộ cũng có trách nhiệm xây dựng, phát triển các chính sách và quy định liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa và con người.
Đề xuất chiến lược và các văn bản quy phạm pháp luật
Để củng cố tính chặt chẽ của hệ thống pháp luật Việt Nam, các cơ quan, các các cấp quản lý nhà nước phải dự thảo luật, đưa lên chính sách, đường lối cải thiện cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt thi hành.
Do đó, Cục Quản lý Đường bộ phải trình cho Bộ Giao thông vận tải Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách thuộc giao thông vận tải đường bộ. Những nội dung về chiến lược phát triển và quy hoạch đường bộ, kế hoạch trung – dài hạn, hàng năm và các đề án phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam.
Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải Việt Nam có nhiệm vụ: Thiết lập các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế – kỹ thuật về vận tải đường bộ. Sau đó, trình cơ quan thẩm quyền hoặc đề nghị thẩm định, tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn chuyên ngành.
Tổ chức công tác tuyên truyền và kiểm tra sai phạm
Cục Quản lý Đường bộ thường xuyên tổ chức rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng luật và thi hành của các cơ quan cấp dưới và các đơn vị trên cả nước.
Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật Việt Nam, xử phạt nghiêm khắc các sai phạm của các cá nhân có hành vị tư lợi, tham nhũng, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng đường bộ.
Ngoài ra, cơ quan còn phải lên kế hoạch tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông vận tải đường bộ cho các các đơn vị các cấp tỉnh huyện và các trường học. Hệ thống hóa đơn giản và dễ hiểu cho các học sinh, sinh viên góp phần hình thành ý thức tôn trọng pháp luật an toàn giao thông.
Quản lý đối tượng tham gia giao thông đường bộ
Về quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng trình cho Bộ Giao thông Vận tải việc cấp, đổi, gia hạn và thu hồi giấy phép lái xe và biển số xe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; đào tạo thi sát hạch bằng lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng các nội dung về pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển phương tiện chuyên dụng.
- Để phòng, tránh việc làm giả các loại giấy phép, Cục Đường bộ phải có chiến lược: thiết kế, in, phát hành các loại giấy tờ một cách bảo mật. Chẳng hạn như, các loại giấy phép lái xe, và các loại chứng chỉ pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển phương tiện trong phạm vi cả nước;
- Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành để xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của phương tiện, thiết bị và kết cấu hạ tầng của giao thông đường bộ.
Liên kết và hợp tác với vận tải Quốc tế
Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải phải liên kết Quốc tế để có thể phát triển, học tập từ những cách quản lý và xây dựng các công trình vận tải, phục vụ việc di chuyển dễ dàng, và chắc chắn. Theo quy định pháp luật Việt Nam, cơ quan Cục Đường bộ phải trình Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về vận tải đường bộ.
Cụ thể, Xây dựng các kế hoạch để cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn đề xuất việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về giấy phép lái xe đường bộ; tổ chức thực hiện cấp, đổi, gia hạn các loại giấy phép lái xe quốc tế theo các điều ước, thỏa thuận quốc tế.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến – cải cách bộ máy vận tải đường bộ
Ngoài những nhiệm vụ thiết thực đã nghiên cứu phía trên, Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm: nghiên cứu, ứng dụng phát minh khoa học và chuyển giao công nghệ để tiến hành thực thi các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai chuyển đổi số trong logistics.
Để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu hiệu quả, bảo đảm dịch vụ thông tin phục vụ quản lý nhà nước chuyên ngành có tính bảo mật, Cục Đường bộ phải thực hiện chương trình đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học – công nghệ theo mục tiêu và quy định pháp luật về cải cách hành chính của Nhà nước.
Tóm lại, Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và cải tiến hệ thống vận tải của Việt Nam. Cơ quan này có những nhiệm vụ trọng yếu như đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và vững chắc của giao thông đường bộ trên toàn quốc.
Thông qua bài viết nghiên cứu chi tiết Cục Quản lý Đường bộ Giao thông Vận tải, TNK mong muốn độc giả hiểu sâu về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ trọng yếu của cơ quan này. Mọi ý kiến thắc mắc, độc giả hãy để lại bình luận tại website pmvt.com.vn hoặc liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới nhé!
>>>Tìm hiểu thêm: Top 13+ Phần Mềm Quản Lý Vận Tải Hiệu Quả 2024
Công ty TNHH Giải pháp & Công nghệ TNK
Địa chỉ: 137 Lũy Bán Bích P.Tân Thới Hòa Q.Tân Phú TPHCM
Hotline: 028 3961 6069 – 0978 700 220
Email: hotro@tnk.com.vn
Website: tnk.com.vn
Cục này là một cơ quan trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ Bộ trưởng quản lý nhà nước trong việc xây dựng và quản lý hạ tầng giao thông, đồng thời tổ chức các hoạt động để đảm bảo tuân thủ pháp luật và phát triển vận tải Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức bao gồm 07 phòng, 01 chi cục, 04 khu, 01 trường cao đẳng và 01 trung tâm. Các phòng ban chịu trách nhiệm về tổ chức hành chính, pháp chế – thanh tra, quản lý vận tải và các chức năng khác nhằm đảm bảo hoạt động của cục được thực hiện một cách hiệu quả và hợp pháp.
Cụ thể, nhiệm vụ của cục này là quản lý, điều hành và đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc sử dụng đường bộ và các phương tiện giao thông liên quan. Đồng thời, cục còn tham gia vào việc cải thiện chất lượng hạ tầng, đề xuất chính sách và tham gia vào các hoạt động quốc tế về vận tải.
Làm việc trong đơn vị chuyên cung cấp phần mềm hỗ trợ cho lĩnh vực vận tải TNK. Với sự hiểu biết sâu sắc về ngành và sự thành thạo về công nghệ, chúng tôi cam kết mang đến những thông tin và giải pháp đáng tin cậy, giúp độc giả tự tin và an tâm trong quá trình tìm hiểu và áp dụng công nghệ vào lĩnh vực vận tải.