Khám Phá Hệ Thống Quản Lý Hàng Hóa Đường Sắt Việt Nam

Ngày nay, hệ thống quản lý vận tải hàng hoá đường sắt được ghi nhận là một trong những hệ thống rất quan trọng. Chính vì đây là phương thức vận tải đường bộ dài, số lượng hàng hoá rất nhiều, cho nên hệ thống vận tải hàng hóa phải có chế độ giám sát chặt chẽ theo một tổ chức hệ thống cụ thể.

Do đó, việc giám sát tình trạng trên sẽ vô cùng phức tạp, gặp nhiều bất cập vướng mắc không đáng có, gây chậm trễ tiến độ giao nhận hàng hóa nếu không có quy định rõ ràng. Trong bài viết này, TNK sẽ khám phá chi tiết về hệ thống quản lý hàng hoá đường sắt Việt Nam, từ cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động mang lại lợi ích kinh tế và xã hội mà nó mang lại.

Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của hệ thống

Vai trò của cơ quan quản lý hệ thống

Hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt được điều hành bởi Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), dưới sự giám sát của Bộ Giao thông Vận tải. Các quy định pháp luật Việt Nam, chẳng hạn như nghị định 11/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ nhiệm vụ và mục tiêu hướng đến như sau:

  • Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường sắt hoàn chỉnh cả về cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý khai thác vận tải, kỹ thuật và công nghệ với trình độ cao.
  • Đảm bảo hoạt động giao thông vận tải văn minh, khoa học, an toàn, nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi và hiệu quả;
  • Tạo đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Đáp ứng toàn diện nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới, góp phần củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cơ cấu hoạt động của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

VNR còn có công ty con và công ty liên doanh trong phạm vi số vốn điều lệ do Tổng công ty mẹ quản lý, tham gia vào hệ thống quản lý hàng hoá đường sắt. Cũng theo quy định trên, nêu rõ cơ chế vận hành của VNR như sau:

  • Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trực tiếp quy định cách thức sản xuất, kinh doanh thương mại và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết;
  • VNR có nhiệm vụ chỉ đạo, định hướng quản lý đối với các công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ tại các công ty con theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam;
  • Đồng thời, VNR phải quản lý sử dụng có hiệu quả quỹ nhà, quỹ đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê.
  • VNR cần tổ chức tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định.

Ngoài ra, những hoạt động kinh doanh chủ yếu của các đơn vị công ty con và công ty liên kết của VNR, và đã được pháp luật quy định chi tiết để phù hợp với hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt Việt Nam là:

  • Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; dịch vụ bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.
  • Kinh doanh dịch vụ điều độ giao thông vận tải đường sắt công cộng.
  • Kinh doanh phương tiện vận tải máy móc, thiết bị phục vụ công tác bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.
  • Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước, vận tải hàng hoá và dịch vụ giữa các phương thức vận tải.

Quy trình vận hành hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt

Quy trình vận hành hệ thống

Lên kế hoạch vận chuyển và gửi hàng

Quá trình vận hành hàng hóa bằng đường sắt bắt đầu từ việc khách hàng đặt hàng qua hệ thống trực tuyến hoặc trực tiếp tại các ga đường sắt. Sau khi được thiết lập đơn hàng, các doanh nghiệp vận tải sẽ thực hiện theo kế hoạch chuyển giao hàng hóa cho đơn vị đường sắt quốc gia, đồng thời các bên cũng phải theo dõi lịch trình vận chuyển của hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt Việt Nam.

Hai bên doanh nghiệp cùng thỏa thuận thời gian giao hàng hóa cho bên đường sắt quốc gia. Nếu hai bên doanh nghiệp và người thuê vận tải không thoả thuận được thì người thuê vận tải phải tập kết đầy đủ hàng hoá, đúng vị trí bốc xếp đã chỉ định ít nhất là 02 giờ trước giờ cấp toa và không sớm hơn 12 giờ theo đúng quy định hiện hành tại Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT.

Giám sát chặt chẽ khi vận chuyển

Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống GPS và các phần mềm quản lý vận tải hiện đại. Việc bốc, dỡ hàng hóa do doanh nghiệp thỏa thuận với người thuê vận tải.

Trường hợp người thuê vận tải xếp hàng hoá, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, giám sát người thuê vận tải trong quá trình tiến hành xếp hàng hóa lên ô tô theo đúng quy định pháp luật về hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt. Nếu phát hiện việc xếp hàng hoá không đúng quy cách thì yêu cầu người thuê vận tải có phương án phục hồi trước khi nhận hàng.

Trong quá trình bốc, dỡ, vận chuyển hàng hóa, nếu người thuê vận chuyển, người nhận hàng hoá hoặc doanh nghiệp làm hư hỏng phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, hoặc phụ tùng, thiết bị của phương tiện thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Giao nhận hàng hóa

Trong hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt Việt Nam, nhà nước quy định việc giao nhận tùy theo tính chất của hàng hoá. Các doanh nghiệp và người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận, lựa chọn một trong các phương thức giao nhận sau:

  • Giao nhận theo khối lượng đơn vị hàng hóa bằng phương pháp kiểm kê.
  • Giao nhận theo thể tích: Dùng thiết bị đo đạc để xác định thể tích hàng hoá trên toa xe;
  • Giao nhận theo trọng lượng: Dùng cân để xác định trọng lượng hàng hoá có trên toa xe.
  • Giao nhận theo toa xe: bằng cách xem xét giấy niêm phong toa xe còn nguyên vẹn;
  • Giao nhận theo đặc tính của hàng hoá do hai bên thỏa thuận tại hợp đồng vận tải.
  • Các hình thức khác do hai bên (người thuê vận tải và doanh nghiệp) thỏa thuận.

Hàng hoá được coi như đã nhận chuyên chở khi người thuê vận chuyển bàn giao đầy đủ hàng hoá cho doanh nghiệp và nhận được chứng từ giao nhận hàng có đầy đủ chữ ký của hai bên. Bắt đầu từ thời điểm này (nếu hàng hoá không có người áp tải) trách nhiệm trông nom, bảo đảm an toàn cho hàng hoá hoàn toàn thuộc doanh nghiệp.

Khi nhận hàng, doanh nghiệp phải kiểm tra kích thước, khối lượng hàng hoá đã ghi trong tờ khai gửi hàng, trên bao bì, chằng buộc của kiện hàng của người thuê vận tải. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người thuê vận tải mở bao bì để kiểm tra khi có nghi vấn về tính xác thực của các nội dung trong tờ khai gửi hàng.

Lợi ích kinh tế và môi trường khi tuân thủ đúng hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt Việt Nam

Lợi ích kinh tế và môi trường

Các doanh nghiệp khi tuân thủ đúng các quy định của hệ thống quản lý hàng hóa bằng đường sắt Việt Nam sẽ có được nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:

Tiết kiệm chi phí vận hành

  • Vận chuyển hàng hóa theo đúng quy trình của hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí đáng kể so với đường bộ, đặc biệt là với các kiện hàng lớn và nặng. Ngoài ra, còn có các chi phí nhân công, quãng đường và chi phí bảo dưỡng phương tiện tiện ích đều thấp hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
  • Theo dõi hành trình hàng hoá theo thời gian thực: Quan sát được vận tốc, vị trí và trạng thái của hàng hoá trong suốt hành trình vận chuyển một cách chính xác.
  • Thông tin cập nhật nhanh chóng: Cung cấp thông tin chi tiết về trạng thái hàng hoá tới khách hàng một cách chính xác và kịp thời, nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Gia tăng hiệu suất làm việc: Hệ thống tối ưu hoá việc sử dụng nguồn lực, hạn chế chi phí và tối đa hoá hiệu suất cho doanh nghiệp.
  • Nâng tầm vị thế doanh nghiệp với công nghệ quản lý hàng hoá hiện đại, mang đến ưu thế cạnh tranh vượt trội trong lĩnh vực vận tải đường sắt.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là giải pháp vận hành hiệu quả với môi trường. Bởi lẽ, hệ thống này đã giảm thiểu khí thải và tiết kiệm nhiên liệu. Mỗi chuyến tàu có thể thay thế hàng trăm xe tải vận chuyển hàng hóa, giảm tải đáng kể cho giao thông đường bộ, giúp đẩy nhanh hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, cũng như hạn chế khí thải cho môi trường tự nhiên.

Hệ thống quản lý hàng hoá đường sắt mang đến giải pháp toàn diện cho việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Ngoài ra, hệ thống còn giúp theo dõi và kiểm soát chặt chẽ quá trình xử lý chất thải nguy hại, đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Tăng cường khả năng kết nối quốc tế

Hệ thống đường sắt Việt Nam có khả năng kết nối với các tuyến đường sắt quốc tế. Tuyến đường sắt của Việt Nam kết nối xuyên Á, cụ thể là kết nối đường sắt Trung Quốc tại các địa phận Hữu Nghị và Lào Cai; liên kết với tuyến đường sắt ở Lào, và Campuchia (ở địa bàn Lộc Ninh).

Việc có đường sắt lưu thông với các cảng quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống quản lý hàng hoá đường sắt đã cung cấp một lượng lớn dữ liệu về hoạt động vận chuyển đường sắt, cho phép doanh nghiệp nắm bắt và tìm ra những giải pháp mới nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động.

Tóm lại, Hệ thống quản lý hàng hóa đường sắt Việt Nam là một giải pháp tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp vận tải mong muốn khâu vận tải được diễn ra tốt đẹp. Với những lợi ích như tiết kiệm chi phí vận hành, bảo vệ môi trường tự nhiên, hệ thống này là cầu nối cho sự phát triển lâu dài của ngành vận tải của cả nước. Do đó, việc vận chuyển đường sắt hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế và xã hội của Việt Nam trong tương lai.

Mọi ý kiến thắc mắc, độc giả hãy để lại bình luận tại website pmvt.com.vn hoặc liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới nhé!

Công ty TNHH Giải pháp & Công nghệ TNK

Địa chỉ: 137 Lũy Bán Bích P.Tân Thới Hòa Q.Tân Phú TPHCM

Hotline: 028 3961 6069 – 0978 700 220

Email: hotro@tnk.com.vn

Website: tnk.com.vn

Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào hệ thống quản lý hàng hoá đường sắt giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hoá?

Hệ thống này sử dụng công nghệ GPS và phần mềm quản lý để giám sát chặt chẽ hành trình của hàng hoá, từ lập kế hoạch vận chuyển đến giao nhận, giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí, đồng thời cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các doanh nghiệp.

Vai trò của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trong hệ thống quản lý này là gì?

VNR, dưới sự giám sát của Bộ Giao thông Vận tải, đảm nhận vai trò điều hành và quản lý toàn bộ hệ thống vận chuyển hàng hoá đường sắt tại Việt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn, hiệu quả và tính minh bạch trong quá trình này.

Hệ thống quản lý hàng hoá đường sắt Việt Nam mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp và môi trường?

Việc tuân thủ hệ thống này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu suất làm việc, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nó còn mở ra cơ hội kết nối quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *