Chuyển Đổi Số Trong Quy Trình Quản Lý Vận Tải Đường Bộ Việt Nam

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ số vào quy trình quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam đang trở thành xu hướng không thể phủ nhận. Chuyển đổi số không chỉ mang lại cơ hội tối ưu hóa hoạt động vận tải mà còn đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này sẽ phân tích về chuyển đổi số trong quy trình quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam, từ cơ hội đến thách thức.

Tìm hiểu về quy trình quản lý vận tải đường bộ Việt Nam

Tìm hiểu về quy trình quản lý

Quy trình quản lý vận tải đường bộ hay còn gọi là quy trình đảm bảo an toàn giao thông, được Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Tại văn bản pháp lý này đã đưa ra  trình tự các bước và nội dung tối thiểu về vấn đề quản lý vận tải Việt Nam như sau:

Trước khi xe vận chuyển

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho người lái xe, Bộ phận quản lý, cán bộ giám sát an toàn giao thông tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng hình thức hợp đồng, du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện các nhiệm vụ đúng quy trình quản lý vận tải đường bộ như sau:

  • Thường xuyên tổng hợp, phân tích các dữ liệu về hoạt động của từng phương tiện trong quá trình vận chuyển thông qua thiết bị giám sát hành trình và qua các biện pháp quản lý khác của đơn vị để nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm;
  • Ghi nhận và có phương án giải quyết hiệu quả phản ánh của người lái xe về các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông; tổng hợp các phản ánh vận chuyển của khách hàng, khảo sát và nắm vững các tuyến đường vận chuyển và các nội dung khác có liên quan đến an toàn giao thông;
  • Phối hợp với cơ quan khác để linh hoạt sắp xếp tài xế vận chuyển đảm bảo không vượt quá thời gian lái xe liên tục, thời gian nghỉ ngơi của người lái xe theo đúng quy định pháp luật giao thông, không sử dụng xe ô tô khách có giường nằm hai tầng để di chuyển trên các tuyến đường khu vực miền núi.
  • Cán bộ thực hiện liên tục việc kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy đối với người lái xe. Giám sát và rà soát giấy phép lái xe của tài xế/phụ xe; các loại giấy tờ khác như là: giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đăng ký xe; lệnh đi hàng đối với hoạt động vận chuyển. 

Trong quá trình xe đang hoạt động

Bộ phận (cán bộ) nhà nước về quản lý an toàn giao thông hoặc chủ doanh nghiệp vận tải phải đảm bảo thực thi những điều như: 

  • Trong quy trình quản lý vận tải đường bộ Việt Nam, Cán bộ nhà nước phải thường xuyên theo dõi quá trình di chuyển của xe thông qua thiết bị giám sát hành trình; khi phát hiện xe chạy quá tốc độ có biện pháp hoặc chế tài phù hợp cho người lái xe, quá thời gian lái xe làm việc trong ngày, hoạt động sai hành trình vận chuyển, bị mất tín hiệu và các rủi ro gây mất an toàn giao thông khác; 
  • Các cơ quan giao thông phải ghi nhận và đưa ra phương án xử lý khi có các sự cố tai nạn hoặc gây mất an toàn giao thông. Có quy chế xử phạt hoặc nhắc nhở khi người lái xe vi phạm lần đầu. Những dữ liệu phải được thu thập đầy đủ hoặc cập nhật vào phần mềm vận tải để giám sát;
  • Người lái xe phải chấp hành đúng các quy định pháp luật về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện; báo cáo kịp thời khi có sự cố tai nạn hoặc mất an toàn giao thông để cơ quan nhà nước có phương thức xử lý kịp thời.

Sau khi hoàn thành chuyến đi

Khi người lái xe kết thúc hành trình di chuyển, Bộ phận quản lý an toàn giao thông hoặc các chủ doanh nghiệp vận tải phải thực hiện những yêu cầu sau: 

  • Tổng hợp số liệu km quãng đường phương tiện đã thực hiện làm căn cứ lập kế hoạch và thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện để thực hiện theo đúng chu kỳ bảo dưỡng định kỳ; giám sát và kiểm tra lại kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện;
  • Trong quy trình quản lý vận tải đường bộ Việt Nam cơ quan nhà nước phải phân tích số liệu về các lỗi vi phạm vượt quá tốc độ, vi phạm thời gian làm việc trong ngày, hoạt động sai hành trình vận chuyển, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình bị gián đoạn; báo cáo tổng quan các sự cố mất an toàn giao thông khi xe đang hoạt động vận chuyển kinh doanh vận tải trên đường;

Theo định kỳ tháng, quý, năm

Theo quy định pháp luật, các cơ quan quản lý an toàn giao thông thường xuyên thực hiện kiểm tra đối với các đơn vị vận vận chuyển, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải các vấn đề như: 

  • Đánh giá tình hình tai nạn giao thông dựa trên dữ liệu về số vụ, nguyên nhân và mức độ đã xảy ra của từng người lái xe và của toàn đơn vị; sau đó tiến hành kế hoạch xử lý khi có sự cố tai nạn/ gây mất an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải;
  • Lưu trữ dữ liệu sau đó tiến hành đánh giá và phân tích kết quả đối với toàn bộ tài xế của doanh nghiệp vận tải sau khi xảy ra tai nạn giao thông;
  • Theo kế hoạch cụ thể của cục quản lý đường bộ giao thông vận tải để thực hiện tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho toàn bộ tài xế/ phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định pháp luật giao thông đường bộ;

Cơ hội từ chuyển đổi số trong quy trình quản lý vận tải đường bộ Việt Nam

Cơ hội từ chuyển đổi số

Tăng cường hiệu quả giám sát

Sử dụng các hệ thống quản lý thông tin vận tải điện tử giúp tăng cường hiệu quả quản lý tài xế, xe và lộ trình. Phần mềm vận tải sẽ đảm bảo giám sát được tốc độ, lộ trình và thói quen lái xe. Từ đó, chủ doanh nghiệp vận tải có thể cải thiện an toàn giao thông, tiết kiệm nhiên liệu và giảm rủi ro liên quan đến việc lái xe.

Tối ưu hóa lộ trình vận chuyển

Áp dụng các thiết bị theo dõi GPS và các hệ thống theo dõi trực tuyến giúp người quản lý vận tải có thể theo dõi vị trí và hoạt động của các phương tiện trong thời gian thực. Điều này giúp tối ưu hóa lộ trình, linh hoạt điều phối lịch trình của các tài xế và tăng cường hiệu quả hoạt động.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Hệ thống giám sát quy trình vận chuyển trực tuyến tạo ra trải nghiệm thuận lợi và tiện lợi cho hành khách. Cải thiện quy trình quản lý vận tải hàng hóa đường bộ bằng việc sử dụng công nghệ để cung cấp thông tin vận chuyển trong thời gian thực cho khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp vận tải tăng cường sự hài lòng và tin cậy từ phía khách hàng.

Ứng dụng công nghệ trong quy trình quản lý vận tải đường bộ Việt Nam bằng ứng dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ trong quy trình quản lý vận tải

Việc sử dụng công nghệ số đã trở thành một chuyển đổi quan trọng nhằm tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng. Áp dụng các giải pháp công nghệ số giúp các doanh nghiệp vận tải cải thiện quy trình quản lý, tăng cường hiệu suất và giảm thiểu chi phí hoạt động.

Sử dụng hệ thống định vị gps

Một trong những công nghệ đã và đang áp dụng trong quy trình quản lý vận tải đường bộ Việt Nam đó là định vị GPS. Công nghệ này cho phép doanh nghiệp vận tải theo dõi vị trí của các xe trong thời gian thực. Giúp quản lý tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, giảm thiểu thời gian di chuyển và tối ưu hóa việc sử dụng nhiên liệu.

Hệ thống định vị GPS cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên các tuyến đường, cho phép các doanh nghiệp vận tải điều chỉnh lộ trình và tránh các điểm kẹt xe. Nó cũng cung cấp hướng dẫn điều hướng chi tiết cho các lái xe, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho các chuyến đi. Do đó, các doanh nghiệp vận tải theo dõi được hành vi lái xe của tài xế và áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp khi di chuyển.

Hệ thống thông tin vận tải TMS

Hệ thống thông tin vận tải TMS là một phần mềm thuộc hệ thống phần cứng được sử dụng để quản lý, theo dõi và tối ưu hóa các quy trình quản lý vận tải đường bộ Việt Nam. TMS thường cung cấp các tính năng như quản lý đơn hàng, lập kế hoạch vận chuyển, giao hàng và nhận hàng, giám sát hành trình, quản lý kho bãi, và phân tích hiệu suất vận chuyển.

Công nghệ TMS đưa ra thông tin chính xác về lịch trình, tình trạng vận chuyển và hiệu suất lái xe. Theo dõi vị trí của các phương tiện vận chuyển trong thời gian thực, cung cấp thông tin về thời gian giao hàng dự kiến và các sự cố giao thông có thể xảy ra. Do đó, TMS  có thể giúp tổ chức và quản lý thông tin về tài xế, xe và hành trình vận chuyển một cách hiệu quả khi xác định lộ trình tối ưu và lập kế hoạch cho các chuyến đi của phương tiện vận chuyển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển một cách hiệu quả nhất.

Công nghệ iot trong bảo dưỡng xe

Công nghệ IoT (Internet of Things – Internet của Mọi Vật) trong bảo dưỡng xe là việc sử dụng các thiết bị được kết nối Internet để tổng hợp, truyền tải và phân tích dữ liệu về trạng thái hoạt động của xe. Công nghệ IoT được tích hợp vào xe để cung cấp dữ liệu cần thiết và thời gian thực về tình trạng và hiệu suất của xe.

Ứng dụng công nghệ này trong quy trình quản lý vận tải hàng hóa đường bộ giúp quản lý lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ và tránh được sự cố không mong muốn. Dữ liệu từ các cảm biến IoT có thể được sử dụng để dự đoán các vấn đề tiềm ẩn hoặc các bộ phận cần bảo dưỡng, giúp người dùng lên kế hoạch cho việc bảo dưỡng định kỳ một cách hiệu quả hơn.

Phần mềm quản lý vận tải

Một trong những ứng dụng công nghệ cần có đó chính là phần mềm quản lý vận tải. Những phần mềm được đánh giá hiệu quả như là phần mềm xăng dầu, phần mềm vận tải TNK. Trong quy trình quản lý vận tải đường bộ Việt Nam việc sử dụng phần mềm vận tải để phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu suất vận chuyển và tìm kiếm cơ hội cải thiện.

Hệ thống này đưa ra các tính năng và công cụ để quản lý theo dõi đơn hàng, lập kế hoạch vận chuyển, giám sát hành trình, kho bãi, tính được hao hụt xăng dầu, và phân tích tính hiệu quả của chuyến vận chuyển, giúp các hoạt động quản lý trong lĩnh vực vận tải và logistics được hiệu quả.

Tóm lại, Chuyển đổi số trong quy trình quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam giúp hạn chế thiệt hại về chi phí quản lý truyền thống phức tạp, đem lại sự tối ưu hóa trong hoạt động vận tải. Thông qua việc áp dụng chuyển đổi số công nghệ hiệu quả, các doanh nghiệp vận tải có thể nâng cao hiệu suất, gia tăng lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường.

Công ty TNHH Giải pháp & Công nghệ TNK

Địa chỉ: 137 Lũy Bán Bích P.Tân Thới Hòa Q.Tân Phú TPHCM

Hotline: 028 3961 6069 – 0978 700 220

Email: hotro@tnk.com.vn

Website: tnk.com.vn

Câu hỏi thường gặp
Những công nghệ số nào đang được áp dụng trong quản lý vận tải đường bộ Việt Nam?

Các công nghệ phổ biến bao gồm:
– Hệ thống định vị GPS: Theo dõi vị trí xe, tối ưu hóa lộ trình, hướng dẫn điều hướng.
– Hệ thống thông tin vận tải TMS: Quản lý đơn hàng, lập kế hoạch vận chuyển, giám sát hành trình, quản lý kho bãi, phân tích hiệu suất.
– Công nghệ IoT: Bảo dưỡng xe, dự đoán vấn đề tiềm ẩn, lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ.
– Phần mềm quản lý vận tải: Phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu suất, tìm kiếm cơ hội cải thiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi áp dụng chuyển đổi số?

– Xác định mục tiêu, nhu cầu cụ thể: Lựa chọn công nghệ phù hợp, tránh lãng phí chi phí.
– Đầu tư đào tạo nhân sự: Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ mới.
– Đảm bảo an toàn thông tin: Bảo vệ dữ liệu vận tải và khách hàng.
– Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Hỗ trợ triển khai và bảo trì hệ thống hiệu quả.

Các thách thức khi áp dụng chuyển đổi số trong quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam là gì?

Một số thách thức bao gồm việc đầu tư ban đầu cho công nghệ, đào tạo nhân sự để sử dụng hiệu quả các công cụ công nghệ mới, và việc duy trì bảo mật thông tin trong quá trình vận hành. Ngoài ra, việc thích ứng với các quy định pháp luật về công nghệ mới cũng cần được quan tâm.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *